Litivigroup có lừa đảo không và một số hình thức lừa đảo Online phổ biến nhất hiện nay.
Xin chào mọi người! Mùa dịch thời gian online nhiều nên rất nhiều các công việc kiếm tiền mang danh affiliate marketing nhưng thực chất là lừa đảo, lấy tiền người sau trả tiền cho người trước theo mô hình đa cấp.
Litivigroup có lừa đảo không? Đây là câu hỏi rất nhiều anh chị em thắc mắc trong thời gian qua, hôm nay mình sẽ dành một bài viết để trả lời cho câu hỏi trên.
Mình cũng là việc Online tương đối nhiều, 99% thu nhập của mình là trên Online, nên nick Facebook mình cũng tham gia rất nhiều hội nhóm, trong thời gian gần đây mình thấy rất nhiều bạn trẻ đăng tin tuyển việc làm cho Litivigroup.
Mình cũng tò mò thâm nhập thử thì bên đăng công việc báo với mình như sau:
LƯƠNG+ THƯỞNG+ HOA HỒNG
Mỗi ngày xem 3-5 video +2-10k/video
Nếu xem video vẫn đc nhận 30% rút về ATM
Tuyển ctv 1-4 sẽ nhận 165k/1 ng và nhận từ 30-50% tiền xem video .
Tuyển 5 ng trở lên nhận 215k/ 1 ng và nhận 100% tiền video
CÔNG VIỆC VÀO AP DỤNG LÀ LAM ĐC,CV ĐƠN GIẢN RẤT DỄ KIẾM TIỀN NÊN AI NẮM BẮT CƠ HỘI SẼ THÀNH CÔNG.
Quá dễ ăn các bạn nhỉ 😀 vừa xem video vừa có tiền, quá tiện lợi luôn đúng không?
Họ cam kết công việc của Litivigroup là uy tín, là “có làm thì mới có ăn”,…vân vân mây mây và còn chụp cả việc nhận tiền công của các bạn trước đó trong các tháng trước để minh chứng.
Nhưng mà, đời không như là mơ. Để được tham gia hội nhóm kiếm tiền Affiliate Marketing Litivigroup bạn phải đóng lệ phí là 397.000 VND. Bắt đầu lòi ra Litivigroup có lừa đảo hay không?
Mình sẽ phân tích việc Litivigroup có lừa đảo hay không?
Nếu giả sử có công việc xem video nhận tiền thật, thì tiền ở đâu mà Litivigroup trả cho các thành viên của mình trong khi nền tảng Youtube chỉ trả 1 lượt xem ở Việt Nam tầm 6 – 10đ, Facebook thì 10 – 25đ tùy page.
Sau khi là thành viên của Litivigroup bạn sẽ nhận được mức hoa hồng từ việc mời thành viên tham gia và đóng phí với mức hoa hồng là 165.000 / mỗi người tham gia.
Litivigroup có lừa đảo hay không? lại bắt đầu lộ rõ hơn rồi đây, vậy là thực ra đây là kiếm tiền từ việc mời thanh viên mới chứ có liên quan gì đến xem video đâu, và tiền bạn nhận được cũng là tiền 397.000 người mới đóng. Số tiền dư còn lại được Litivigroup giữ lại.
Tiếp tục phân tích thêm sâu về kỹ thuật, thông tin về tên miền litivigroup.com cũng hoàn toàn không có công ty hay tổ chức có pháp lý nào làm chủ mà thay vào đó là ẩn hết đi.
Qua những phân tích trên của cá nhân mình thì mọi người có thể thấy đây cũng là một mô hình đa cấp lấy tiền người sau trả cho người trước mà thôi, thời gian tồn tại thì chả ai đảm bảo được, nên mọi người hãy thực sự tỉnh táo trước những chiêu trò kiếm tiền mới trên mạng. Cám ơn mọi người đã theo dõi bài viết
Xem thêm các hình thức kiếm tiền uy tín khác: https://naddigital.com/category/kiem-tien-online
Lưu ý mọi người:
Hiện nay các công việc Online kiếm được tiền khá ít đối với những người không chuyên, đối với các việc làm cọc tiền trước hoặc đóng phí trước khi làm khả năng lừa đảo đến 99% mọi người nên cân nhắc.
Mọi người thấy công việc dễ ăn hãy lên mạng tìm hiểu kỹ trước khi làm, không có gì là dễ ăn mà đến lượt mình đâu ^^
Xem thêm: Gói bảo mật Facebook
MUÔN KIỂU LỪA THƯỜNG NGÀY MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO PHỔ BIẾN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1. Người nước ngoài gửi tiền về Việt Nam: Các đối tượng này thường lừa đảo 1 cách chuyên nghiệp, bài bản. Chúng thường nhắm vào những người cao tuổi, nhẹ dạ cả tin. Sử dụng facebook cá nhân giả mạo là người nước ngoài để nhận người thân hoặc làm quen. Sau 1 thời gian nói chuyện, chiếm lòng tin của đối phương, sẽ đề nghị gửi 1 khoản tiền ngoại về qua đường hàng không. Sau 1 thời gian, sẽ có đối tượng khác gọi điện mạo danh là cán bộ, nhân viên của sân bay đề nghị chuyển tiền để làm thủ tục nhận hàng, phí chuyển đổi ngoại tệ….
2. Nhóm bán số lô đề: Nhóm này thường lập các kênh zalo, youtube, facebook…nhằm lôi kéo những người đang gặp khó khăn về tài chính, hoặc những người có tham vọng giàu sau 18h30. Các đối tượng tự PR kênh theo các hình thức như: Bảo đảm 100% trúng, bảo đảm trúng, số chuẩn….Thậm chí giả làm hầu đồng để xin số. Nhưng thực tế, khi “khách hàng” chuyển tiền thì chỉ đơn giản vào các web soi cầu chọn lấy 1 số bất kỳ và báo cho khách.
3. Lừa xem Youtube có tiền, tải app về theo dõi mất tiền luôn: Thường thì loại này có 2 hình thức: Bạn phải nạp vốn vào hoặc không cần nạp. Nếu nạp vốn vào thì chúc mừng, bạn đã mất toàn bộ tiền. Nếu hình thức không nạp tiền, thì cũng chúc mừng vì bạn đã làm việc không công để người khác thu lợi, còn các đối tượng này hưởng lợi từ việc quảng cáo và kiếm tiền từ Youtube.
4. Kêu gọi đầu tư, kinh doanh tiền ảo/cổ phiếu đa cấp ponzi (lấy tiền người sau trả người trước, lợi nhuận tháng lãi suất 30%- Siêu lừa có tổ chức Quốc tế, các đối tượng này là những người có học thức và trình độ pháp luật). Nhóm đối tượng này nguy hiểm nhất, vì người bị lừa thường rất bảo thủ đã bị tẩy não, với số đông, sẵn sàng chửi bới và rất hung hãn. Thời gian vừa rồi nổi trội lên là Lion Team, Magic Option, BussTrade….
5. Hình thức giao hàng về nhà làm giúp các Bà Mẹ bỉm sữa: hình thức này đánh vào tâm lý của các bà mẹ bỉm sữa muốn dùng thời gian rảnh rỗi kiếm thêm tiền mua sửa cho con. Nhưng trên thực tế, các đối tượng này không có hàng, khi các bà mẹ bỉm sữa chuyển cọc thì chúng lặn mất tăm!
6. Minigame comment từ 1-20 tặng Iphone: hình thức này tương đối mới, chúng thường đưa ra các minigame như coment liên tục từ 1 đến 20, ai hoàn thành thì chụp màn hình gửi. Mọi người tranh nhau chán chê xong thì có người chủ động cmt đề nghị nhường nhau, rồi ai cũng có giải. Khi các bạn hoàn thành được yêu cầu thì chúng sẽ yêu cầu các bạn chuyển trước phí ship. Các đối tượng lừa mỗi người vài chục vậy thôi chứ 1 ngày cũng kiếm được mấy trăm triệu đó ạ!
7. Lừa tiền cọc. Một số đối tượng chuyên lấy ảnh của người khác đăng bán hàng hóa với giá cực rẻ, dụ con mồi lấy tiền đặt cọc xong khóa fb cái này ae buôn bán âm thanh, đồ điện tử rõ nhất.
8. Lừa người bán. Đối tượng hiểu biết công nghệ hơn với chiêu bài mua hàng nhưng không có ở nhà nhận được, vì lý do đang ở nước ngoài, chúng tạo ra thông báo đã chuyển tiền giả kèm theo đường dẫn giả mạo tên các ngân hàng để các shop vào xác nhận nhận tiền- mục đích là lấy mã OTP và chỉ sau vài giây toàn bộ số tiền trong tài khoản bay hơi mất
9. Page bán một số loại thảo dược khó chữa.. đặc biệt các bệnh tế nhị (phụ khoa, nam khoa) xin lỗi các bạn, bệnh viện lớn, y học hiện đại còn chưa làm ăn đc gì chứ mấy cái page chả tên tuổi nguồn gốc gì …em nói vậy thôi
10. ĐA CẤP BÁN HÀNG MỸ PHẨM GIẢ với vỏ bọc toàn các BOSS (Nhức nách với kiểu này nhất)
Đầu tiên họ sẽ cho nhân viên mời chào bạn làm cộng tác viên bằng cách chỉ cần đăng bài lên trang cá nhân và khi có khách OD hàng họ sẽ gửi hàng cho bạn và bạn được cắt 10%.
Sau khi bạn đăng lên sẽ có tầm vài chục con chim lợn từ từ và dần dần đặt hàng của bạn (toàn khách lạ nhé) có thể 1 -2 tuần đầu bạn bán đc 30-50t doanh thu nhưng thực chất đó là người của chúng gài vào để lấy hàng của bạn.
Sau đó chúng mời bạn đi dự hội nghị abcd, ở khách sạn này nọ thật hoành tráng, rồi tôn vinh thành Boss, trao thưởng cho những đại lý xuất sắc, tháng vừa rồi đoạt doanh thu vài trăm đến cả tỷ, rồi lên chia sẻ nào là trước cũng không biết gì từ khi vào đây chịu khó đăng bán hàng lên trang cá nhân và cứ thế bán được rồi abc các kiểu khiến cho mấy bạn cộng tác viên ảo tưởng.
Khi con mồi đã say, và mắc bẫy, chúng mới tiếp cận bảo làm đại lý cho chúng và ra những gói OP ví dụ lấy 100 triệu thì đc cắt 30% lấy 200t thì đc cắt 35%…
Các con mồi thường sập bẫy vì trước đó các con mồi nghĩ, mình mới đăng bán mà 1-2 tuần đã bán đc 30-50t rồi, được có 10% giờ bỏ 100t ra đc hẳn 30% lãi suất thì sao mà không bán được, vậy là các con mồi thi nhau lấy về bán.
Chúng sẽ xem điều kiện của từng con mồi để bắt, ví dụ con mồi A có thể mua được cả tỷ tiền hàng thì chúng sẽ thả cho những đơn đầu nhập về bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Khi con mồi đang say trong chiến thắng, chúng ra 1 OP mới là lấy 1 tỷ được cắt 55-60%. khi đó con mồi tưởng ngon, dồn hết tiền vào lấy, và từ khi lấy đơn 1 tỷ về thì gần như không bán được cái gì cả, và thế là chúng nhẹ nhàng làm của con mồi 500 triệu, trừ hết mấy lần thả câu chúng vẫn kiếm được của bạn 400 triệu.
11. Lừa ship hàng cây, hoa cảnh. Thường lấy tên fanpage bắt tai: Hiệp Hội giống cây trồng, Trường ĐH Nông nghiệp, Viện Nghiên Cứu Quốc Gia.
Chạy quảng cáo bán hình ảnh những cây Cherry, táo lùn, dâu Hàn Quốc, Nho Mỹ sai trĩu trịt quả.
Cho một đống cò mồi bình luận đã mua hàng, cây dễ trồng ra hoa/cây đẹp lắm, nhiều quả lắm, mình lấy thêm 3 cây cho chị mình anh mình mẹ mình, bố mình ông nội mình… Blabla…
Ship đến thì toàn mấy củ hành cành lá vớ vẩn thu 200-300k/cành, hoặc củ. Cam kết trồng 3 tháng ra hoa quả như hình. Trong khi sự thật trồng đến 3000 năm tuổi cũng chỉ là que củi có chăng bonus thêm xíu lá.
12. Kiểu fake tài khoản bán chó mèo cảnh.
Thường là tài khoản bị hack, profile xịn đã dùng lâu năm nhiều bạn bè trông khá uy tín. Bọn này thường đổi địa chỉ sang các vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi như: Kon Tum, Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Ngãi… Tuyên ngôn rằng mèo cảnh nhà đẻ, không kinh doanh gì, không biết giá nên bán rẻ (giá thị trường 8tr họ đăng bán 3,5tr)
Địa chỉ xa nên phải ship, yêu cầu cọc 1tr rồi sẽ gửi chó mèo ra xe. Yên tâm, chuyển khoản xong chúng cũng mất hút.
13. Rao bán tiền giả, nhận tiền cọc: Cái này thì nhan nhản trên facebook, người bị lừa cũng không dám đi kiện vì mục đích trước đó cũng là vi phạm pháp luật.
14. Xin tài trợ giúp đỡ ảo: bọn này thường đăng những hình ảnh có sẵn trên mạng rồi tự nhận có người thân bị ốm yếu hoặc chó mèo bị bại liệt sắp chết hoặc cần cứu chữa. Một số tiền không quá lớn (5-10tr) nhưng nghèo quá không đủ chữa.
Cầu xin cộng đồng mạng giúp đỡ mỗi người chỉ cần vài chục hoặc vài trăm ngàn và đăng số tài khoản lên.
Search cái thấy đăng chục nhóm, 1 cái ảnh dùng đi dùng lại vài năm đi xin tiền.
15. Lừa tặng quà tri ân. Gọi điện thoại nhân ngày abcxyz Tặng dây lưng, kính mắt, nước hoa hàng hiệu… trị giá 1tr-2tr.
Chỉ cần trả phí ship 120-199k. Nhận hàng fake lòi luôn check net chắc chỉ 20k/ cái.
16. Lừa cả người bán và người mua: Thủ đoạn thường nhắm đến những người tìm mua điện thoại, đầu tiên chúng sẽ tìm “con mồi” và xem “con mồi” ở đâu? Sau đó, lại tìm “Con nai” nào ở gần đó bán điện thoại thì chủ động liên hệ đặt hàng. Đối với người bán điện thoại, chúng sẽ yêu cầu đưa máy đến địa chỉ nào đó để check máy với lý do bản thân không biết check, phải nhờ người nhà, và cái địa chỉ đó lại là địa chỉ của người cần mua. Đối với người mua hàng, chúng sẽ nói có nhân viên đưa máy đến cho kiểm tra và dặn dò rất kỹ kiểu: Thằng nhân viên nó không trung thực, a check xong thì gọi cho em để thanh toán…bla…bla….Cuối cùng, sau khi người bán cầm máy đến cho người mua check xong, tiền lại rơi vào tay người khác.
17. Lừa mua BOT hỗ trợ giao dịch các sàn quyền chọn nhị phân: Chúng thường đăng quảng cáo các loại BOT cho từng loại sàn, BOT báo tín hiệu theo đèn, theo lần rung…bla..bla kèm theo đó là hình ảnh giao dịch thành công. Thậm chí còn có cả video quay test BOT, nhưng yêu cầu Livestream là nín ngay! Người bị lừa thường mất từ 1000$ – 2000$ từng loại BOT, người bị lừa nhưng cũng không biết đi kiện thế nào vì mục đích mua BOT về cũng chủ yếu để đi lừa người khác.
18. Lừa lấy mất sim: Trước khi lừa con mồi, bọn này thường đã có các thông tin cá nhân của con mồi, hình ảnh CMND 2 mặt và ảnh của con mồi. Tiếp theo, chúng sẽ gọi điện đến cho con mồi lừa đảo có chương trình trúng thưởng nào đó, yêu cầu con mồi làm theo các bước acbd với mục đích để kích hoạt sim trắng của chúng thành số điện thoại của con mồi. Khi con mồi hoàn thành thì sim trắng của chúng cũng được kích hoạt, thông qua hình thức vay tiền qua app của FE Credit hoặc Home Credit để rút tiền. Khi bạn nhận ra bị lừa thì mọi việc cũng muộn rồi.
19. Làm thẻ tín dụng phí trước : Dụ những người cần làm thẻ hạn mức cao để chiếm đoạt bằng nhiều cách , photoshop những hình ảnh giao dịch , chế tạo fecabook chiếm đoạt từ người khác để dụ người làm uy tín , chế tạo zalo dụ vào giao dịch , các zalo thường là lâu năm hiển thị nhiều bình luận và tin nhắn .
20. Làm BHNT ra hạn mức cao , vi phạm chính sách ngân hàng nhà nước ban hành ra , lừa đảo , ép buộc khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần …
Từ khóa tìm kiếm:
Xem Youtube kiếm tiền có thật không, Web Litivigroup có lừa đảo không, Live tv group có lừa đảo không, Xem video kiếm tiền, Kiếm tiền với Litivigroup, Tải litivigroup, Tikop có lừa đảo không, litivigroup.com trực tiếp, Litivigroup lừa đảo.
May quá, mém bị lừa
Có ai từng tham gia đánh giá aloshop k ạ, cho em xin kết quả
Mình cũng mém bị lừa
đây thực chất là trang lừa đảo bởi tôi tham gia cùng với nhóm của đinh băng giang nhưng xem đến hết tháng có ai trả tiền cho đâu nên tôi khuyên mọi người đừng tham gia để mất tiền oan. đặc biêt la con đinh bằng giang đó
thank ad, đã tìm hiểu qua và rỏ ràng nó là lừa đảo
Chị tham gia có phải đóng cọc không và hết bao nhiêu vậy ạ